Ngày 28.12,ịngộđộcsaukhiuốngthuốctrịtiểuđườngkhôngrõnguồngốnăm bác sĩ Hoàng Ngọc Ánh, Phó khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Thống Nhất, cho biết bệnh nhân T. nhập viện cấp cứu trong tình đau bụng dữ dội, ý thức lơ mơ. Các xét nghiệm máu ghi nhận bệnh nhân toan chuyển hóa rất nặng, có thể dẫn đến hôn mê, tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Bệnh nhân được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực - Chống độc.
"Quá trình điều trị nội khoa không đáp ứng nên bệnh nhân được lọc máu cấp cứu, điều trị toan chuyển hóa. Rất may sau 3 ngày điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân cải thiện", bác sĩ Ánh chia sẻ.
Khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết bệnh nhân tự mua thuốc trị tiểu đường bên ngoài uống, là thuốc đông y dạng viên, đựng trong gói nilon, không rõ nhãn hiệu, xuất xứ.
Các bác sĩ nghĩ nhiều đến ngộ độc chất cấm phenformin và gửi mẫu sang Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM.
Ngày 28.12, thông tin từ Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM cho biết, sau khi nhận được một túi nilon có chứa 17 viên hoàn màu vàng nhạt từ Bệnh viện Thống Nhất, Viện đã hỗ trợ phân tích định tính, định lượng Phenformin để phục vụ việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
Kết quả phân tích cho thấy mẫu thử dương tính với Phenformin, hàm lượng Phenformin có trong một viên hoàn là 25,85 mg.
Bác sĩ Ánh cho biết, Phenformin là một thuốc điều trị đái tháo đường cũ từ năm 1970, đã bị cấm lưu hành tại nhiều nước trên thế giới và Việt Nam do nguy cơ nhiễm toan chuyển hóa, thậm chí gây tử vong.
"Mặc dù hoạt chất này có tác dụng kiểm soát đường huyết giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ ngon nên nhiều người tưởng đây là "thuốc thần, thuốc tiên". Tuy nhiên thuốc có thể gây biến chứng toan chuyển hóa nặng, có thể gây tử vong", bác sĩ Ánh chia sẻ.
Theo bác sĩ Ánh, hằng năm tại bệnh viện vẫn tiếp nhận một vài ca bị ngộ độc do tự uống thuốc trị tiểu đường trôi nổi trên thị trường. Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường, là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả hai, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng.
Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó cần phát hiện sớm để có thể can thiệp điều trị hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu.
"Do đó người dân khi có các triệu chứng bất thường như thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều, dễ cảm thấy đói và mệt, khô miệng, ngứa da, sụt cân... hay đã được chẩn đoán mắc bệnh, cần thăm khám chuyên khoa định kỳ để được điều trị và hướng dẫn theo dõi uống thuốc theo toa, tránh tự mua thuốc trôi nổi trên thị trường và chuyền tay nhau các đơn thuốc không rõ nguồn gốc", bác sĩ Ánh khuyến cáo.
Theo Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM, hiện nay Phenformin vẫn bị sử dụng để trộn vào các chế phẩm y học cổ truyền lưu hành bất hợp pháp ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM khuyến cáo người dân không mua, bán, sử dụng các sản phẩm thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; nếu phát hiện các sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời có biện pháp xử lý.